Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Hà Nội: Tìm đâu ra gà ta sạch?

Không chỉ có rau củ quả bị nhiễm độc mà đến cả gia súc gia cầm cũng đang nằm trong diện nhiễm độc khá lớn.Người tiêu dùng đã có ý thức chuyển sang dùng Rau sạch Hà nội  nhưng còn các thực phẩm khác như gà ta biết mua ở đâu ?

Rau sạch hà nội
Kiểm dịch gà 

Muốn ăn thịt gà công nghiệp, tam hoàng, Label (gà Pháp thả vườn) thì quá dễ, chỉ cần ra các điểm bán gia cầm sạch, các siêu thị tại Hà Nội. Tuy nhiên, nếu bạn thèm ăn gà ta sạch, có dấu kiểm dịch đàng hoàng của cơ quan thú y thì hơi khó.

Hiếm gà ta đã được kiểm dịch
Đã quá ngấy với món thịt gà công nghiệp vừa bở, vừa ngấy... ăn vài ngày chẳng hết một con, chị Đỗ Thị Hương - Khu tập thể Hào Nam, Đống Đa, quyết tâm tìm mua gà ta sạch về luộc cả gia đình ăn cho... đã. Tất nhiên, gà ta vẫn được các bà nội trợ ưa chuộng vì thịt thơm ngon, chắc do được nuôi bằng thức ăn thừa hay cám, thóc, gạo... Song, dù đã chạy một vòng quanh các siêu thị như Big C, Intimex, Metro... và các điểm bán gia cầm sạch tại 84 Trương Định, chợ Mai Động, chợ Hôm - Đức Viên, chợ Hàng Bè, chợ Kim Liên, 11B Ngô Sĩ Liên... chị Hương mệt nhoài vì không có một con gà ta "sạch" nào được bán tại các địa điểm này.
Tất nhiên, đấy là tại chị Hương muốn ăn thịt gà ta sạch, tức là gà đã có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y. Riêng thịt gà ta chưa có dấu kiểm dịch hiện đã được bày bán rất nhiều tại các chợ ở Hà Nội, kể cả bày bán công khai hoặc lén lút.
Gia đình bác Nguyễn Thị Mai ở Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) tuần qua được ăn món gà ta luộc rất ngon, nhưng gà này bác mua ngay tại chợ của xã, giá 60.000 đồng/kg (đã giết mổ). Gà chưa có dấu kiểm dịch. Chị bán hàng nói để khách yên lòng rằng "gia đình cháu lấy gà ở cơ sở an toàn, bác không phải lo gì về nguồn gốc cả". Trong khi TP Hà Nội vẫn đang cấm buôn bán, giết mổ gia cầm nhỏ lẻ trong nội thành, nội thị, việc bày bán gà chưa kiểm dịch một cách công khai cho thấy sự chủ quan của người buôn bán cũng như người tiêu dùng.
Ngày Tết, mỗi gia đình cũng cần một con gà ta để cúng nên nhu cầu loại gà này đang tăng mạnh, song, Hà Nội lại chưa có các điểm giết mổ gia cầm ta. Vì vậy, để lo có gà cúng Tết, nhiều người Hà Nội đã phải nhờ người nhà, họ hàng ở quê mua giúp rồi chuyển lên. Chị Đỗ Thị Hương nói Hà Nội hiếm gà ta sạch là vậy mà ở quê chị (Gạch, Sơn Tây, Hà Tây) thì không thiếu. "Đợi đến khi về lễ tết thì mang gà ra cả thể", chị nói.
Hiện nay, Hà Nội có khoảng 690.000 hộ gia đình. Như vậy, nhu cầu gà ta sạch sẽ tăng đáng kể. Thử làm phép tính, nếu mỗi hộ dùng 4 con gà thì lượng gà ta cần lên tới 2,76 triệu con. Như vậy, bình quân giết mổ trong 10 ngày cận Tết là 276.000 con, tăng rất cao so với hiện tại. Ngay cả khi mỗi gia đình chỉ dùng một con gà ta, nhu cầu về gà trong dịp Tết Nguyên đán này cũng đã là 700.000 con.
Hơn 100 triệu con gà ta chờ tiêu thụ
Ông Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho biết, hiện trong tổng số khoảng 240 triệu con gia cầm thì một nửa trong số này là gà ta. Do vậy, vì quyền lợi của người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, các địa phương nên cho phép vận chuyển gia cầm sang các tỉnh lân cận để đảm bảo tiêu thụ được gà cũng như phục vụ nhu cầu gà ta trong dịp Tết Nguyên đán này.
Ông Vương Tuấn Ngọc, Phó Giám đốc Công ty CP Phúc Thịnh, cho biết, hiện Phúc Thịnh đang bán ra khoảng 2.000 con gà công nghiệp, 1.500 con gà tam hoàng/ngày. Ông Ngọc cũng nói rằng dịp Tết tới Hà Nội sẽ không khan hiếm gà ta nếu thành phố chính thức cho phép vận chuyển gà từ các địa phương về. Ông khẳng định, lượng gà ta trong thành phố không có nhiều (vì người dân không được phép nuôi) mà chủ yếu là gà công nghiệp, gà tam hoàng và gà thả vườn Pháp...
Về việc có tham gia giết mổ gia cầm đã qua kiểm dịch để phục vụ người dân Thủ đô Tết Nguyên đán hay không, ông Ngọc cho biết nếu Hà Nội cho phép vận chuyển gia cầm vào thành phố, rất có thể Phúc Thịnh cũng sẽ mua gà ta đã qua kiểm dịch để giết mổ (bởi hiện nhiều địa phương còn thiếu các lò mổ tập trung).
Song, trưởng Chi nhánh Công ty TNHH Charoen - Pokphand (Công ty CP) tại Hà Tây và Hải Phòng, ông Nguyễn Tú Nam, thì e ngại về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) và khâu kiểm dịch còn lỏng. Ông Nam lý giải, gà ta hiện được nuôi chủ yếu trong các hộ nhỏ lẻ, lẫn trong dân cư. Lực lượng thú y liệu có đi hết các nơi này để lấy mẫu kiểm nghiệm xem không có H5 hay không? Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn giữ quan niệm là gà cúng Tết phải nuôi ở nhà mình, ăn thóc của nhà mình một ngày trước khi giết mổ nên kể cả khi giết mổ sẵn theo dây chuyền, chắc gì người dân đã ưa chuộng!
Theo ông Nguyễn Tú Nam, các doanh nghiệp như Phúc Thịnh và CP chỉ giết mổ gia cầm khép kín, tức là gà mà các công ty này tự ấp giống, nuôi lớn bằng chính thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất. Hiện công ty CP có nhiều trang trại quy mô 2.000-3.000 con trải dài từ Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh đến Hải Phòng, Hà Tây nên ông Nam cho biết, chỉ riêng lo giết mổ tiêu thụ gà của mình cũng đã đủ mệt.